Chat GPT là gì?​

Chat GPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot được điều khiển bởi công nghệ AI do Công ty OpenAI phát triển và được ra mắt công chúng lần đầu vào tháng 11 năm 2022. Chat GPT được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ có tên là GPT-3.5.

Có thể hiểu đơn giản, Chat GPT được xem là một trợ lý thông minh mà bạn có thể tận dụng để hỗ trợ trong công việc một cách hiệu quả hơn. Với Chat GPT bạn có thể yêu cầu Chat GPT viết một kịch bản video, một email, hay yêu cầu ChatGPT gợi ý những bản kế hoạch cụ thể nào đó bằng cách đưa ra các câu lệnh Prompt, ChatGPT đều có thể phản hồi một cách nhanh chóng.

Chat GPT hoạt động như thế nào?​

Theo OpenAI, mô hình Chat GPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên là Học tăng cường từ phản hồi của người sử dụng (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF). Công ty tuyên bố rằng Chat GPT có thể mô phỏng các cuộc trò chuyện, trả lời câu hỏi, nhận ra lỗi, thách thức các tiên đề không chính xác và từ chối các yêu cầu vô lý.

Khi nhận đầu vào từ người dùng, mô hình sẽ tạo ra một phân tích của cấu trúc và nội dung của câu hỏi, sau đó sử dụng thuật toán Attention để tìm kiếm trong bộ nhớ mô hình và chọn một câu trả lời phù hợp nhất. Mô hình sẽ dựa vào kinh nghiệm huấn luyện và trình độ tự động hóa của nó để tạo ra câu trả lời của mình.

Không giống như chatbot truyền thống, công cụ này hoạt động độc lập, không kết nối internet và đặc biệt không có khả năng tự truy cập thông tin từ bên ngoài. Tất cả dữ liệu phản hồi từ người dùng đều được đào tạo, cài đặt và cập nhật trong quá trình sử dụng. Mục tiêu của ChatGPT là trở thành một hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp nó hiểu và sáng tạo văn bản một cách tự nhiên giống như con người.

Điểm khác biệt lớn của ChatGPT chính là khả năng học hỏi không ngừng, liên tục cập nhật kiến thức và dự đoán những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Điều này giúp hệ thống ngày càng thông minh hơn, tiếp cận và hiểu rõ hơn về các gợi ý và câu hỏi từ con người.

Một số ứng dụng của Chat GPT ​

  1. Ứng dụng Chat GPT hỗ trợ CSKH: 

Khách hàng mong muốn có được sự tiện lợi và linh hoạt khi liên hệ với Doanh nghiệp, và đáp ứng nhu cầu này là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Do vậy mà nhiều Doanh nghiệp ngày nay tương tác và CSKH không còn đơn thuần chỉ xoay quanh một phạm vi hẹp mà đã trở nên phong phú và trên đa nền tảng. Việc tích hợp ChatGPT vào các kênh CSKH  giúp bộ phận CSKH tiết kiệm thời gian phản hồi những câu hỏi lặp đi lặp lại của khách hàng. Bằng cách huấn luyện ChatGPT theo kịch bản, nó đã được trang bị khả năng trả lời tự động cho các câu hỏi phổ biến và xử lý các yêu cầu cơ bản của khách hàng.

2. Chat GPT trong ứng dụng trợ lý làm việc – DigiTouch

DigiTouch là giải pháp được Digitech Solutions phát triển trên ứng dụng Mobile app là ứng dụng Trợ lý công việc bằng AI cho nhân viên với các tính năng như:

  • Chuyển đổi số namecard truyền thống:
    • Tạo namecard cá nhân
    • Lưu trữ thông tin liên hệ của đối tác, khách hàng.
    • Tích hợp AI scan thông tin namecard truyền thống
  • Chat thông minh, tích hợp Chatbot AI GPT:
    • Chat cá nhân hoặc chat nhóm
    • Tích hợp Chatbot AI GPT trong cuộc trò chuyện
    • Trò chuyện trực tiếp với Chatbot AI GPT
  • Phân loại nhóm khách hàng thuận tiện cho việc chăm sóc
  • Tích hợp vào hệ thống quản lý & đào tạo DigiAIEdu
 

Tải ứng dụng DigiTouch trải nghiệm Chat GPT tại: 

3. Ứng dụng Chat GPT trong giáo dục & đào tạo

Không thể phủ nhận rằng lợi ích mà Chat GPT mang lại cho Giáo dục & Đào tạo. Nếu biết tận dụng và khai thác tri thức của Chat GPT, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin và kiến thức.

Việc tích hợp ChatGPT vào các hệ thống quản lý & đào tạo sẽ giúp học viên và giảng viên thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ khai thác tri thức.