Năm 2020, lần đầu tiên sàn thương mại điện tử dacsanlucngan.vn ra đời. Đây là một bước tiến quan trọng đưa cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện tới khách hàng trong cả nước. Chính vì thế mà những đơn hàng sẽ được doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ vườn có uy tín tiếp nhận và cung ứng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng và an toàn. Hoạt động này nhằm khởi động phong trào bán hàng trực tuyến tại địa phương, nâng cao uy tín, giá trị nông sản trên địa bàn.

Đặc sản địa phương được đưa lên sàn thương mại điện tử

Trước đó, câu lạc bộ Đặc sản Đồng Tháp đã bắt tay mở gian hàng “Đặc sản Đồng Tháp” trên sàn Tiki, giới thiệu đến người tiêu dùng gần 140 sản phẩm đặc sản của hơn 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Có thể kể đến một số sản phẩm đặc trưng như trà lá sen, trái cây sấy, mứt trái cây sấy, hủ tiếu khô, khô, nước mắm, tinh dầu, nhang sen, nón lá sen…

Tương tự, Đồng Tháp cùng An Giang, Bến Tre, Cần Thơ cũng làm việc với các sàn thương mại điện tử toàn cầu như Amazon và Alibaba, hay các sàn trong nước như Tiki và Shopee để đưa đặc sản địa phương ra nước ngoài.

Chương trình bán sản phẩm OCOP sẽ thực hiện đồng thời với chương trình Chuyển đổi số của Chính phủ. Trước mắt, các sản phẩm hữu cơ như mít, dừa, đường thốt nốt, trái cây sẽ được đưa lên sàn.

Năm 2020, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, các cửa khẩu xuất sang thị trường chính là Trung Quốc có lúc tạm đóng cửa dẫn đến sức mua chậm, giá cả xuống thấp.

Thương mại điện tử mở ra cơ hội để các sản phẩm, đặc sản địa phương hiện diện rộng khắp, không những tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp mà còn tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.

Hàng ngàn sản phẩm trong chương trình” Mỗi xã một sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp và Phát triển; Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam cho hay, việc vận dụng nền tảng công nghệ để bán hàng và tiêu thụ hầu hết vải thiều Thanh Hà với giá 50 nghìn đồng/kg năm 2020 đã cho thấy rõ hiệu quả từ việc ứng dụng nền tảng công nghệ.

“Nếu sử dụng nên tảng công nghệ người tiêu dùng chỉ cần ngồi nhà có thể xem được hệ thống tưới tiêu, chăm sóc, bảo quản và đặt mua nông sản trên smart phone hoặc qua hệ thống máy tính thông qua camera theo dõi được lắp đặt tại vườn vải”, bà Lý nhấn mạnh.

Theo: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chuyen-doi-so-nang-cao-gia-tri-hang-viet-708292.html

[contact-form-7 404 "Not Found"]