Chuyển đổi số trong tiếp thị bán hàng là chủ đề của buổi tọa đàm kết nối, giao thương được tổ chức vào sáng ngày 06/08 thông qua ứng dụng zoom. Chương trình có sự góp mặt của nhiều diễn giả là các chuyên gia về chuyển đổi số, Giám đốc Marketing, Giám đốc Kinh doanh doanh nghiệp… Cùng với sự tham gia của đơn vị đồng hành và bảo trợ truyền thông VCCI, Clb SIYB, CLB nhà báo Thành Nam, Công ty Moveup, clb Sale và Marketing CSMO Việt Nam, Công ty GData, Công ty Dược phẩm Elepharma… và hơn 150 doanh nghiệp cùng tham dự.
Chia sẻ về Chuyển đổi số cho Sale và Marketing: Quản lý trải nghiệm khách hàng và bán hàng. Theo anh Hoàng Văn Tam – Chuyên gia đào tạo & Tư vấn Chuyển đổi số, CEO & Founder công ty Digitech Solutions. Để chuyển đổi số cho lĩnh vực Sale và Marketing không chỉ đơn giản là việc chuyển đổi từ bán hàng offline sang bán hàng online và yếu tố công nghệ là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số cho Sale & Marketing thành công, đầu tiên cần có tư duy kinh doanh online trên nền tảng không gian số trước, vì mỗi sản phẩm có những đặc thù khác nhau, do đó sẽ có những cách thức chuyển đổi khác nhau. Doanh nghiệp cần đi từ Tư duy về kinh doanh trên nền tảng không gian số đến sự chuyển đổi về sản phẩm/dịch vụ kết hợp với quy trình phù hợp cộng thêm yếu tố con người cần phải có những kỹ năng và tư duy kinh doanh số và cuối cùng công nghệ là một yếu tố cần đầu tư để thực hiện thành công.
Anh Tam cho rằng, một DN khi sử dụng KD online nên kết hợp không gian số và không gian thực, áp dụng công nghệ để tạo ra nhiều “điểm chạm”. Những “điểm chạm” này chính là cách tiếp xúc với khách hàng ra sao, điều kiện thế nào để khách mua hàng và những dịch vụ kèm theo.
Đồng thời, Doanh nghiệp cần lưu ý, KD online không phải là một kênh để “bán thêm” mà cần nằm trong một hệ sinh thái bán hàng có thể giúp cho mọi bộ phận trong DN đều có thể phục vụ khách hàng, từ khâu sản xuất, kinh doanh đến giao nhận, thanh toán…
>>> Hệ sinh thái Chuyển đổi số trong tiếp thị và bán hàng
Anh Tam cũng đưa ra ví dụ về một số DN đã thành công khi khai thác KD online như Starbucks, bằng cách tạo ra những trải nghiệm mới mẻ của khách hàng. Đó là viết tên của khách hàng vào sản phẩm, truyền tải những thông điệp chú trọng đến sở thích, niềm đam mê của khách hàng, sau đó thông tin sâu rộng bằng cách phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, thanh toán qua ứng dụng…
Như vậy, việc bán hàng theo cách truyền thống sẽ giảm đi đáng kể sau dịch này, bán hàng đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ùn ứ hàng hóa nếu một kênh bán hàng nào đó bị chặn, khóa. Khách hàng sẽ dễ tiếp cận với sản phẩm của công ty, chi phí cho maketing thấp hơn so với cách làm truyền thống.
Đối với Tăng trưởng bền vững với bán hàng và tiếp thị đa kênh. Anh Nguyễn Mạnh Tấn – Giám đốc Marketing Công ty CP Công nghệ Haravan cho biết người bán hàng cần thay đổi cách bán hàng theo yêu cầu của khách hàng, đây là điều kiện quyết phải thực hiện, vừa duy trì chăm sóc khách hàng cũ vừa tìm kiếm khách hàng mới, trong năm 2025 giá trị bán hàng online có thể lên đến 52 tỷ USD, đây là một môi trường kinh doanh lớn mà ít doanh nghiệp chú ý.
Ngoài ra, còn có những app hỗ trợ hữu hiệu cho ngành KDOL như Momo, Grap… nên người dùng có thể mua hàng một cách dễ dàng. Hầu hết khách hàng đều đang sử dụng nền tảng mạng xã hội nào đó, cho nên việc bán hàng trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến. Từ năm 2018 trở đi, nhiều DN đã khai thác mạnh mảng online để kinh doanh và phát triển”.
Theo anh Tấn, hiện tại Việt Nam đang có những nền tảng bán hàng đa kênh từ các ứng dụng công nghệ của mạng xã hội cho đến các sàn TMĐT. Các nền tảng bán hàng hiện đã có sẵn, DN chỉ cần tìm hiểu, chọn lựa và đầu tư. Lợi thế rất lớn là dù dịch Covid-19 hoành hành cũng không ảnh hưởng nhiều đến KDOL, thậm chí còn giúp KDOL phát triển hơn.
Chia sẻ về Case study anh Lưu Hoàng Lâm – GĐ Kinh doanh Công ty CP Dược phẩm Elepharma đã chia sẻ việc đã cứu vãn tình thế biến doanh thu của Elepharma tăng lên một cách nhanh chóng bằng cách thay đổi tư duy, quy trình làm việc phù hợp và áp dụng công nghệ phù hợp.
Anh cũng chia sẻ thêm quy trình mà anh áp dụng chuyển đổi số cho lĩnh vực tiếp thị và bán hàng của Elepharma bao gồm:
- Số hóa tất cả các bước trong quy trình bán hàng: Mỗi bước được đặt 1 ký hiệu, gọi tên và theo dõi liên tục (áp dụng bộ Level)
- Báo cáo updated liên tục Các chỉ số được cập nhật liên tục (thông qua CRM, google sheet)
- Ra quyết định dựa trên số liệu Quyết định được đưa ra ngay trong ngày dựa trên việc so sánh số liệu thực với KPI/thường đạt
- Và cuối cùng là áp dụng công cụ vào quản trị nhân sự Giao tiếp qua Google Meet, Quản lý khối lượng công việc qua Trello, Quản lý chất lượng công việc qua radar
Về ứng dụng AI trong Tiếp thị và bán hàng – TS. Lê Hoành Sử – Trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG Tp. HCM. Theo Ông, việc ứng dụng AI trong tiếp thị và bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp dự báo và nắm bắt hành vi khách hàng từ đó đưa ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó tạo ra trải nghiệm khách hàng, xây dựng được chân dung và tạo ra sự cá nhân hóa khách hàng.
Những năm gần đây, sự xuất hiện của các robot phần mềm tham gia bán hàng như chatbot, nhập liệu, kiểm tra hóa đơn, chứng từ… đã được chuẩn hóa thành những ứng dụng mà DN có thể dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, robot còn là trợ lý đắc lực giúp người bán hàng có thể chăm sóc khách hàng cũ theo lập trình, đúng với yêu cầu của DN.
Ông Sử cho biết thêm, hiện tại các DN đang khai thác bán hàng đa kênh, khi người bán hàng không thể lưu trữ được hết thông tin hoặc những phản hồi của khách hàng thì họ cần AI có phần mềm nhận diện khách hàng (giới tính, thái độ, đặc điểm khi mua hàng…) và có dữ liệu tổng hợp để DN tìm ra cách thức phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Báo chí nói về hội thảo:
>> Ứng dụng Ai trong tiếp thị và bán hàng (Báo Doanh Nhân Sài Gòn)
>> Chuyển đổi số trong tiếp thị bán hàng (Báo Ánh Sáng và Cuộc Sống)