Chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, người dân là mục tiêu mà Thủ đô Hà Nội đề ra. Hiện, dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 đang được hoàn thiện. Với những kết quả tích cực đạt được thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của Hà Nội đã sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số.
Phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cho biết, theo dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 đang được hoàn thiện, Hà Nội thực hiện chuyển đổi số dựa trên các trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, với mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, an toàn, an ninh mạng.
Cụ thể, về phát triển chính quyền số, Hà Nội phấn đấu 100% thủ tục hành chính mức độ 4 cung cấp trên thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc ở cấp xã được xử lý trên môi trường mạng… Ở mục tiêu phát triển kinh tế số, Hà Nội phấn đấu đạt tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn khoảng 30%; tăng năng suất lao động 7-7,5%… Đối với phát triển xã hội số, Hà Nội sẽ có hạ tầng băng rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; phổ cập dịch vụ 4G/5G và điện thoại di động thông minh…
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, dự thảo kế hoạch xác định 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp gồm: Chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng và nền tảng số; thông tin và dữ liệu số; hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng; đào tạo và phát triển nhân lực. Trong đó, vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chuyển đổi số và phát triển hạ tầng, nền tảng số là giải pháp được chú trọng.
Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã đạt 100%. Các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai… đều ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Điển hình như 100% doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng, với 4 dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được tích hợp. Ngành Thuế Hà Nội cấp mã số doanh nghiệp tự động với thời gian hoàn thành không quá 30 phút; kê khai thuế, nộp thuế điện tử đạt hơn 98%. Giao dịch hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử cũng đạt 97%.
Ngoài ra còn nhiều ứng dụng thông minh đã được triển khai, như quan trắc môi trường không khí tự động; quan trắc lượng mưa và lập bản đồ úng ngập trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố; hệ thống thông tin điện tử ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm bằng thiết bị di động thông minh…
Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã đạt 100%. Các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai… đều ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Điển hình như 100% doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng, với 4 dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được tích hợp. Ngành Thuế Hà Nội cấp mã số doanh nghiệp tự động với thời gian hoàn thành không quá 30 phút; kê khai thuế, nộp thuế điện tử đạt hơn 98%. Giao dịch hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử cũng đạt 97%.
Ngoài ra còn nhiều ứng dụng thông minh đã được triển khai, như quan trắc môi trường không khí tự động; quan trắc lượng mưa và lập bản đồ úng ngập trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố; hệ thống thông tin điện tử ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm bằng thiết bị di động thông minh…
Cùng vào cuộc thực hiện
Đáng chú ý, ngày 5-3 vừa qua, UBND huyện Đan Phượng khai trương hệ thống tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp và hệ thống thông tin báo cáo, chỉ đạo điều hành của huyện. Đây là mô hình đầu tiên thí điểm xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số ở cấp quận, huyện. Theo Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải, việc đưa công nghệ thông tin vào tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp đã góp phần xử lý kịp thời những vấn đề dân sinh bức xúc, đồng thời người dân tham gia giám sát công việc của chính quyền.
Là lĩnh vực có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, trong năm 2021, Sở sẽ hoàn thiện khung chính sách thẻ vé điện tử cho vận tải hành khách công cộng; số hóa quản lý hạ tầng và phương tiện giao thông; xây dựng bản đồ giao thông số; ứng dụng phần mềm quản lý, giám sát công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông. Đặc biệt, thành phố sẽ đầu tư hệ thống đèn tín hiệu kết nối với Trung tâm Điều hành giao thông và hệ thống camera giám sát để điều hành giao thông thông minh.
Ở góc độ là doanh nghiệp cung cấp giải pháp, Giám đốc VNPT Hà Nội Lương Cao Chí cho hay, VNPT Hà Nội sẵn sàng cung cấp hạ tầng số, nền tảng số phục vụ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như xây dựng xã hội số. Bên cạnh việc thử nghiệm dịch vụ 5G tại hồ Hoàn Kiếm và các khu vực lân cận, VNPT Hà Nội tiếp tục lắp đặt hệ thống wifi tại các khu di tích và nhiều điểm công cộng…
Theo Vietnamnet
Bài liên quan: