Tầm quan trọng của Nhà cung cấp

Quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì nó ảnh hưởng đến nguồn hàng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì các nhà cung cấp còn giữ vai trò quan trọng của riêng mình và góp phần tạo nên giá trị của toàn chuỗi cung ứng. Nếu bất kỳ nhà cung cấp nào gặp sự cố, cả chuỗi sẽ bị ảnh hưởng và không đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường.

Tại sao phải quản lý Nhà cung cấp?

  1. Thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh

Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp đồng nghĩa với việc nhà cung cấp sẽ gắn bó lâu dài với bạn và tình trạng lộn xộn sẽ ở mức tối thiểu. Làm việc với một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều nguyên vật liệu sẽ tốt hơn là đến với các nhà cung cấp khác nhau.

2. Nhận được hỗ trợ từ nhà cung cấp

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự đổi mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Cả hai bên đều có lợi khi thực hành yếu tố này.

Bên cạnh đó, Nhà cung cấp có thể chia sẻ các thông tin và kỹ năng giúp doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho, xây dựng quy trình mua hàng hóa tốt hơn. Ngoài ra, cũng là bạn hàng tin cậy cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến thanh toán, công nợ, chi phí…

Gợi ý quy trình quản lý nhà cung cấp

Bước 1: Tổng hợp danh sách nhà cung cấp

Cần tập hợp danh sách các đơn vị cung cấp tiềm năng, sau đó bắt đầu công việc tìm kiếm thông tin của họ để chuẩn bị cho việc đánh giá và lựa chọn

Bước 2Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Dựa trên đặc điểm của mặt hàng, tính chất của công việc kinh doanh cũng như những yêu cầu đặc biệt trong việc mua hàng, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng những tiêu chí phù hợp.

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp

Cụ thể hóa, lượng hóa những tiêu chí đã xác định bằng thang điểm cụ thể. Thang điểm đánh giá nhà cung cấp chính là sự so sánh rõ ràng nhất giữa các nhà cung cấp theo từng tiêu chí.

Bước 4: Sử dụng các công cụ theo dõi

  • Ứng dụng các giải pháp Chuyển đổi số

Việc quản lý bằng phần mềm giúp đưa ra cái nhìn chuẩn xác, hỗ trợ các cửa hàng trong việc ra quyết định nên tiếp tục ký kết với nhà cung cấp đó không, hay tìm đơn vị hợp tác mới.

Ngoài ra, giúp tạo ra chuỗi cung ứng tối ưu nhất để hỗ trợ cho nhu cầu kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như đem lại sự linh hoạt trong phản ứng với các cơ hội và trường hợp khẩn cấp. Giúp Doanh nghiệp thoát khỏi những rủi ro không cần thiết từ chi tiêu giả mạo, bỏ lỡ cơ hội , cho đến không tuân thủ quy định.

>> Tham khảo giải pháp Chuyển đổi số phục vụ quản lý nhà Cung cấp

TỔNG KẾT: 

Việc quản lý Nhà cung cấp hiệu quả sẽ giúp Doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng trong một quy trình khép kín

  • Quản lý đơn đặt hàng
  • Theo dõi tồn kho
  • Quản lý nguyên liệu 
  • Tự động hoá các đơn giao hàng (các nhà cung cấp tự nhập đơn hàng)
  • Theo dõi sản xuất

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ cải thiện được chất lượng dịch vụ và quản trị trải nghiệm khách hàng