Theo nghiên cứu mới đây nhất của ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) chỉ ra rằng, việc đẩy nhanh Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 sẽ giúp châu Á – Thái Bình Dương có thêm 65 triệu việc làm mỗi năm. Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất của ABD nhấn mạnh, các nền tảng số hoá và các công cụ dựa trên công nghệ mang đến những cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, ngành nghề ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều này có thể góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi của khu vực sau Covid-19.

Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động.

Cuối năm 2019, các chuyên gia đưa ra nhận định: Chuyển đổi số sẽ tác động đến cơ cấu việc làm. Các số liệu của Microsoft đã chỉ ra rằng, trong vòng 3 năm nữa, 85% các công việc sẽ phải thay đổi, nhiều công việc đòi hỏi người lao động phải tự đào tạo để nâng cao kỹ năng số, 26% là công việc mới do chuyển đổi số mang lại, 27% công việc sẽ biến mất trong tương lai.

Người lao động Việt Nam sẵn sàng thích ứng với chuyển đổi số

Theo kết quả khảo sát của công ty Adecco (nhà cung cấp các giải pháp nhân sự tại Việt Nam) về sự sẵn sàng chuyển đổi số của người lao động(NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) Việt Nam đã cho thấy rằng, 9/10 (NLĐ) Việt Nam (87%) họ đã sẵn sàng thay đổi cho kỷ nguyên 4.0. 59% người nhận họ có các kĩ năng số cần thiết cho công việc. Thậm chí, ¼ NLĐ xác nhận họ có các kĩ năng số nâng cao.

Adecco nhận xét NLĐ Việt Nam rất lạc quan về tác động của tiến bộ công nghệ đối với công việc của họ. 48% tin rằng kỉ nguyên số sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn và 42% nghĩ rằng tự động hóa sẽ giúp giảm bớt một số công việc thủ công. Chỉ 3% NLĐ lo lắng robot sẽ lấy đi công việc của họ.

Lao động Việt lạc quan chuyển đổi số mang lại nhiều việc làm
Ảnh minh họa – Ảnh: Polo.vn

Hơn một nửa người lao động (52%) coi trọng khả năng sử dụng Microsoft Office hiệu quả hơn; 50% đánh giá cao khả năng thích ứng với công nghệ và thiết bị mới để giảm khối lượng công việc thủ công;  50% cho rằng giao tiếp và cộng tác thông qua nền tảng trực tuyến rất quan trọng.

Ngoài các kỹ năng cơ bản, 48% người sử dụng lao động mong muốn nhân viên có kỹ năng lưu trữ và sao lưu dữ liệu trên đám mây trong 3 năm tới. Tiếp theo là sự hiểu biết về an ninh mạng cơ bản (43%) và kỹ năng đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu (43%).

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]