Điểm chạm khách hàng là những điểm tương tác giữa thương hiệu với khách hàng. Những tương tác này diễn ra ở nhiều nơi bao gồm cả trực tuyến và ngoại tuyến và ở bất kỳ khoảng thời gian nào. Các thương hiệu sẽ tận dụng những nơi mà khách hàng ghé thăm để xây dựng chiến lược marketing, tận dụng mọi vị trí của khách hàng để gây ấn tượng và hoàn thành mục tiêu chiến lược marketing của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều thương hiệu đã chạm đến sở thích mua sắm của khách hàng thông qua nền tảng số bằng hình thức thương mại điện tử (TMĐT).

Tại sao nói Thương mại điện tử (TMĐT) sẽ là điểm chạm khách hàng trong thời đại số?

Sự bứt phá của công nghệ kết hợp với xu hướng chuyển đổi số khiến cho nhu cầu và hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Khách hàng bây giờ thích mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Một phần phương thức trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, tiện lợi và quá trình  mua hàng diễn ra nhanh chóng. Ở một khía cạnh khác, mua sắm thương mại điện tử đã làm tăng sự trải nghiệm của khách hàng, chạm tới nhu cầu, sở thích của khách hàng. Họ được thỏa sức mua sắm, chọn lựa những sản phẩm yêu thích trên nền tảng trực tuyến và hơn hết, tất cả thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm cả giá đều được công khai trên web thương mại điện tử. Điều này, càng khiến quyết định mua sắm diễn ra nhanh hơn.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, việc tận dụng TMĐT để xây dựng chiến lược marketing càng trở thành một thế mạnh đối với các marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp biết được hành vi mua sắm của khách hàng, biết được những sở thích của khách hàng thông qua thống kê từ hệ thống quản trị mua hàng trên gian hàng thương mại điện tử và từ đó có chiến lược cải tiến và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng và tặng độ uy tín của thương hiệu đến với khác hàng. Cũng nhờ đó mà hình thành các chương trình tri ân để giữ chân khách hàng. Và đặc biệt, trên nền tảng TMĐT doanh nghiệp có thể tự quyết định nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau để kích thích hành vi của khách hàng..

Doanh nghiệp cần xác định và cải thiện điểm chạm hiện có

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc xác định điểm chạm khách hàng về sản phẩm và dịch vụ rất quan trọng. Xác định đúng nó sẽ quyết định nguồn thu của doanh nghiệp. Để bắt đầu, doanh nghiệp cần xác định điểm chạm thương hiệu của mình là gì? Để làm được điều này cần nghiên cứu kỹ lưỡng hành trình mua hàng của khách hàng, đầu tư cho hình thức quản trị và tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Khi xác định điểm chạm khách hàng, doanh nghiệp phải đưa ra một số câu hỏi và phải trả lời được những câu hỏi về sản phẩm/ dịch vụ như: Tại sao khách hàng lại mua sản phẩm thay thế mà không mua sản phẩm của mình? Sản phẩm của mình có gì khác biệt với đối thủ cạnh tranh? Làm thế nào để thu hút khách hàng mới đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp? Sản phẩm này có đang chạm đúng nhu cầu, sở thích và phân khúc khách hàng? Chương trình khuyến mãi đã đủ mạnh để thúc đẩy được hành vi mua sắm của khách hàng chưa? Hay liệu rằng với thời đại số thì khách hàng họ có xu hướng mua sắm trên nền tảng số nhiều hơn không hay vẫn giữ thói quen mua hàng truyền thống?,… Trả lời được chuỗi câu hỏi này doanh nghiệp gần như đã đi được nửa chặng đường trong hành trình định vị thương hiệu đến với khách hàng, việc xây dựng chiến lược chinh phục khách hàng sẽ được đơn giản hóa hơn.

Đầu tư nền tảng TMĐT theo mô hình chuyển đổi số để tạo điểm chạm khách hàng

Đầu tư để bắt kịp xu hướng thời đại là đầu tư sinh lời, doanh nghiệp cần xác định rằng khi thời đại thay đổi cũng là lúc thương hiệu phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Đừng cứng nhắc cho rằng thương hiệu, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp đang chiếm địa vị trên thị trường thì không phải thay đổi. Đến một thời điểm nào đó, tư duy này sẽ gây thiệt hại lớn đến doanh nghiệp.

Đối với ngành bán lẻ, hình thức bán hàng truyền thống gần như không còn đạt nhiều hiệu quả. Đặc biệt, sau đại dịch covid, hình thức bán lẻ truyền thống dần được các doanh nghiệp thay thế bằng hình thức bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử. Khi thương mại điện tử dần được biết đến và được các doanh nghiệp áp dụng thì đã cho tín hiệu tốt, doanh thu bán hàng dần tăng ở mức tăng trưởng khi nhận thấy người tiêu dùng ngày càng yêu thích việc mua hàng online nhiều hơn là trực tiếp.

Việc đầu tư một nền tảng thương mại điện tử theo mô hình chuyển đổi số hiện nay sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng. Tích hợp các công nghệ, tính năng quản lý theo mô hình chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được điểm chạm khách hàng. Một nền tảng thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc đăng sản phẩm, trao đổi trực tuyến với khách hàng,… mà cần phải được tích hợp nhiều tính năng quản lý như hệ thống quản lý khách hàng(CRM), email marketing, kết nối nhiều cổng thanh toán trực tuyến, hay nhiều hình thức vận chuyển,… Với những tính năng này, doanh nghiệp sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn, hiểu được hành vi và sở thích của khách hàng để có những chiến lược, chính sách chinh phục và giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên tính năng vẫn chưa đủ thúc đẩy hành vi chi tiêu của khách hàng. Ngày nay, khách hàng ngày càng ưa chuộng hình thức bên ngoài. Do đó, sản phẩm chất lượng là chưa đủ, hình thức bắt mắt sẽ dẫn đến quyết định mua hàng cao hơn. Vậy nên, doanh nghiệp cũng cần phải tập trung đầu tư vào giao diện nền tảng TMĐT để tăng trải nghiệm của khách hàng.

Với kinh nghiệm chuyên môn về kỹ thuật kết hợp với am hiểu kiến thức kinh doanh. Để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số. Chúng tôi hiện đã phát triển giải pháp E-Commerce trên nền tảng web app và mobile app với sự kết hợp của các công nghệ, tính năng  theo mô hình Chuyển đổi số sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp trải nghiệm quản lý hoạt động bán hàng, quản lý khách hàng một cách đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm chi phí, tăng điểm chạm khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp đang muốn đầu tư một nền tảng TMĐT vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua hotline 0973 175 839   để được đội ngũ kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ.

Xem thêm >>> TMĐT dự báo thu về doanh số khủng cho doanh nghiệp